-
Được đăng: 10 Tháng 3 2015
-
Lượt xem: 3591
Làm một người học thì nên biết có ít nhất ba bước ghi chép – ghi nhớ, và nếu luyện các kỹ năng này thật tốt thì thời gian làm học trò bằng với thời gian người đó được sống – Làm học trò suốt đời. Việc học nên tiếp tục suốt đời là một lời khuyên đã thành chân lý trong cuộc sống.
- Nghe/ thấy và ghi đầy đủ, chi tiết những gì nghe/ thấy được: dành cho đối tượng kiến thức hoàn toàn mới hoặc tương đối mới, luyện khả năng tốc ký sao cho kịp với tốc độ nói của người trình bày. Lúc này, chữ đẹp cũng tốt, mà chữ đọc được cũng quý; đừng quá nắn nót mà bỏ sót những ý cần phải ghi.
- Nghe/ thấy và ghi có chọn lọc những gì nghe/ thấy được: dành cho những đối tượng kiến thức không hoàn toàn mới, chỉ cần ghi lướt cái đã biết, ghi trọng tâm cái vừa mới tiếp thu được. Đến bậc trung học phổ thông mà bạn chưa ghi chép được bằng cách này, coi như là lùi về bước đầu tiên – phải có người đọc thì bạn mới có thể chép. Nên một khi ai đó nghĩ rằng bạn đã học tới trung học mà sao cứ như là còn tiểu học; đừng vội giận, người ta đang nói kỹ năng ghi chép, chứ đương nhiên là kiến thức bạn học được là phải nhiều hơn.
- Tự ghi một cách trung thực và trọn vẹn những gì nghe được, đọc được, quan sát và suy nghĩ. Đây chính là phương pháp tự học có hiệu quả nhất. Tùy vào năng lực và hướng phát triển nghề nghiệp của mỗi người, chúng ta có cách dùng ngôn ngữ hay ký hiệu ghi chép khác nhau. Học sinh giỏi toán tự ghi cách giải một bài toán, càng khó càng thú vị, đúng không? Học sinh giỏi văn tự ghi một bài văn viết được, càng nhiều ý tưởng mới càng thích, đúng không? Tương tự cho tất cả các môn khoa học khác mà chúng ta được học ở nhà trường các cấp. Tự ghi chép, chúng ta được trải nghiệm cảm giác tự do trong học thuật, dù ở mức sơ đẳng nhất; một giáo sư đại học hay một học sinh tiểu học; một khoa học gia nổi tiếng thế giới hay một ông giáo làng cũng đều bình đẳng trong niềm hạnh phúc này. Luyện được khả năng tự ghi chép (và có hứng thú với nó), cuộc đời sẽ trọng bạn không phải ở cái bằng cấp mà bạn có (rất nhiều bằng Tiến sĩ đã được cấp cho những người chỉ ghi chép được ở bước thứ hai thôi), mà lòng tự trọng và khả năng tự học sẽ giúp bạn có chiều sâu suy nghĩ, sự chuẩn xác của tư duy, sự rành mạch của ngôn ngữ, sự tinh tế trong ứng xử… giúp bạn sống trong sự hòa hợp và hữu ích thực sự trong cộng đồng. Đó không phải là vị trí đáng ước mơ sao?
Như vậy, tùy vào khả năng ghi chép mà bạn có được sự học và vốn kiến thức khác nhau. Và xét về nguồn gốc của vốn hiểu biết ấy, cuộc đời mỗi người có hai người thầy luôn song hành và dạy bảo ta: hữu sư trí và vô sư trí. Tức là có nền tảng kiến thức do người thầy – giáo viên, giáo sư – dạy mình; cũng có nguồn kiến thức khác là do tự mình tìm kiếm. Đừng vội ngã mạn mà tự nhận mình là thầy của mình. Không phải đâu, điều cơ bản là mỗi chúng ta hãy là một học trò ngoan, biết vượt qua mọi cám dỗ thường tình của đời sống mà rèn chí ham học hỏi, luyện cách tự học có hiệu quả nhất. Chứ lòng chúng ta đã khép, đã tự ngụy biện là mình biết hết tất cả rồi thì không có người thầy nào xuất hiện cả.
Không ai ngăn bạn là sau ba bước ghi chép đó, bạn còn rèn kỹ năng ngôn ngữ và tư duy nào khác nữa? Làm một người viết lách chăng? Làm một nhà khoa học chăng? Hay làm một nhà khoa học nhưng xem viết lách như là một thú vui tao nhã? Ai đó từng bảo rằng nghề viết chọn họ, chứ bản thân họ không chọn nghề viết. Đó là sự tương hợp giữa khả năng tự học và kết quả của quá trình học tập của một cá nhân xuất sắc. Người ấy không đem bằng cấp ra làm mấu chốt cho việc thăng tiến trong xã hội mà đem sở học ra để sống trọn vẹn với cuộc đời. May mắn cho mỗi chúng ta được làm học trò của những bậc trí thức thực học. Nếu chúng ta đang làm nghề sư phạm, cũng hãy để cho bao thế hệ học trò may mắn đến với chúng ta.
Để hoàn tất bài viết này, người viết xin cúi đầu trước bao người thầy từng nắn nót cho mình từ chữ cái đầu tiên, từ lời văn chưa trọn, cho đến lời trau chuốt của một học trò, cho đến sự hài hòa giữa lý và tình của một công dân… Đặc biệt, xin cúi đầu tưởng niệm hai người thầy – tuy chưa từng gặp mặt mà lòng con luôn kính ngưỡng: Học giả Hoàng Xuân Việt; Học giả Nguyễn Duy Cần. Hai thầy đã về cõi ngàn xa trong vũ trụ bao la nhưng vốn đời và lẽ học mà hai thầy gửi lại qua trang sách cho hậu thế mãi mãi truyền lưu./.
Nguyễn Võ Phước An
Công tác
- các KH tuần năm học 2022-2023
- các KH tuần năm học 2021-2022
- LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 36 (17/05-23/05/2021)
- LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 35 (10/05-16/05/2021)
- LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 34 (03/05-08/05/2021)
- LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 33 (26/04-01/05/2021)
- LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 32 (19/04-24/04/2021)
- LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 31 (12/04-17/04/2021)
- LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 30 (05/04-10/04/2021)
- LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 29 (29/03-03/04/2021)
Thông báo
-
GVCN 10a1 NH: 2021-2022
-
THỜI KHÓA BIỂU 01/01/2018
THỜI KHÓA BIỂU 01/01/2018 1) Các em học sinh xem THỜI KHÓA BIỂU áp dụng từ 01/01/2018 tại đây....
-
THỜI KHÓA BIỂU 22/01/2018
THỜI KHÓA BIỂU 22/01/2018 1) Các em học sinh xem THỜI KHÓA BIỂU áp dụng từ 22/01/2018 tại đây....
-
GVCN 10a2 NH: 2021-2022
-
GVCN 10a3 NH: 2021-2022