1. CHỮ LỄ:
  2. Lễ là gì ?

  • Là tập hợp những nguyên tắc, phương thức ứng xử giữa người và người trong một cộng đồng nhất định.
  • Là văn minh, văn hóa, kỉ cương phép cư xử trong gia đình và xã hội
  • Lễ là những nền tảng luân lí, nền tảng tổ chức gia đình, xã hội, quốc gia, là sự phân định tôn ti trật tự với những khuôn phép được công nhận và thực thi.
  • Lễ là đạo đức.
  • Cùng với pháp luật, lễ điều tiết sự ổn định xã hội, đồng thời nâng sự phát triển tính nhân văn của xã hội lên cao hơn.
  1. Vai trò của lễ trong đời sống con người.
  • Với cá nhân: lễ là yêu tố tạo nên hành vi nhân văn của con người là nền tảng của việc hình thành nhân cách. Lễ duy trì đạo đức cá nhân , tiết chế hành vi ngôn ngữ của con người, là mô phạm của luân lý và trên cơ sở đó mà thể hiện tri thức của con người.
  • Với xã hội:Lễ tạo nên sự hài hòa trong sinh hoạt cộng đồng, ổn định được trật tự xã hội, đưa con người vào nề nếp, quy củ, duy trì thuần phong mỹ tục, nâng cấp xã hội lên một bước phát triển cao hơn, văn minh hơn, lịch sự hơn.Lễ tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc.
  1. Học lễ:
  • Ở gia đình:
  • Biết thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới, biết chào hỏi, giữ gìn phép tắc, đi đứng, phong cách ngôn ngữ, đi thưa về trình, gọi dạ bảo vâng, để hình thành các thói quen tốt, tính nết ôn hòa, tác phong nghiêm túc, cư xử đúng mực.
  • Người có lễ biết hiếu kính ông bà, cha mẹ, hòa mục với anh chị em, thương quí vật nuôi, giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ…
  • Ở nhà trường:
  • Học sinh được dạy về xã hội loài người, tôn ti trật tự, lễ nghi cộng đồng, truyền thống đạo lí, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc, trách nhiệm nghĩa vụ đối với gia đình, xã hội , đất nước.
  • Học sinh được quản lí, giáo dục bằng nội quy để từ đó hình thành đức tính kỉ luật, và thói quen luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng lòng tôn kính đối với Thầy Cô, đoàn kết thân ái với bạn bè, tập cho mình thích nghi với mọi hoàn cảnh sống sau này. Nội quy nhà trường là những quy định nhằm hạn chế những hành vi không đúng đắn của học sinh,nhắc nhở học sinh tự sửa mình và tuân theo lễ.
  • Ở xã hội:
  • Khi đã trưởng thành để ra phục vụ xã hội, người ta vẫn tiếp tục học để tự hoàn chỉnh mình,nâng cao phẩm chất cả đức và trí, càng quan hệ rộng, hiểu biết về lễ phải nhiều, cư xử đúng tôn ti trật tự, tôn trọng phong tục tập quán, tôn trọng pháp luật, làm trọn nghĩa vụ của một công dân.
  • Không sùng bái các sản phẩm văn hóa ngoại lai, những điều trái luân thường đạo lí, ngược với phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc.
  • Không coi việc tôn trọng, duy trì tôn ti trật tự là cổ hủ, lạc hậu mà chỉ nên bỏ những gì không còn thích hợp với thời đại mới như mê tín, dị đoan, phân biệt sắc tộc….
  • Phát huy dân chủ nhưng không quá trớn theo kiểu cá mè một lứa, coi việc chào kính, thưa trình là câu nệ phong kiến mà ăn nói thô tục, trống không, ăn mặc ngổ ngáo, đi đứng nghênh ngang, ở nhà không biết kính nể bố mẹ, ở trường không vâng lời Thầy Cô, ngoài đường thì vượt qua pháp luật.
  1. CHỮ VĂN:
  2. Văn là gì ?
  • Văn không theo nghĩa hẹp( văn chương, văn nghệ…) mà là tri thức, bao gồm mọi hiểu biết về tự nhiên xã hội, về khoa học kĩ thuật, công nghệ. Vì vậy, văn là sản phẩm của trí tuệ,là chất xám, động lực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội loài người. Văn có tính phong phú, đa dạng, phổ quát toàn cầu và cũng là một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị kinh tế vô cùng to lớn, là tài sản quí báu nhất của loài người.
  • Văn còn là kiến thức, trí tuệ.
  1. Học văn:
  • Để hiểu biết: học văn là một quá trình liên tục, lâu dài,suốt cả đời, từ kiến thức cơ bản, nâng cao dần, đến chuyên ngành, chuyên khoa, liên ngành, tiếp tục hoàn thiện hóa văn minh nhân loại.
  • Để trở thành người hữu dụng: vận dụng vào thực tiễn có hiệu quả, làm giàu thêm kho tàng vật chất và văn hóa nhân loại.Nhân loại đã trải qua nhiều nền văn minh và đang bước vào kỉ nguyên “kinh tế tri thức và sáng tạo” việc học hỏi để tiếp cận với kho tàng kiến thức phát triển như vũ bão là trách nhiệm , nghĩa vụ của mỗi người.
  • Yêu cầu: xác định đúng đắn động cơ mục đích học tập, học không ngừng, tự thân vận động, làm chủ tri thức, vận dụng sáng tạo có hiệu quả cao với ý chí kiên trì, nghị lực vững vàng.
  1. MỐI QUAN HỆ GIỮA LỄ VÀ VĂN:
  2. Lễ để hoàn chỉnh nhân cách, văn để phát huy trí tuệ (lễ thành nhân, văn thành tài) có lễ không văn thì không phát huy được năng lực, không thành công.Có văn không lễ là người vô dụng, thậm vhi1 nguy hại cho xã hội.
  3. Học lễ trước, học văn sau:
  • Muốn trở thành nhân tài trước hết phải có nhân cách, nhân tính, nhân văn.Việc học lễ trước văn sau chỉ là thứ tự cần thiết , không phải trọng lễ hơn văn, học lễ xong mới học văn .Điều này phù hợp với tâm lí của con người, truyền thống của dân tộc và yêu cầu của thực tế.
  • Lễ là cơ sở để tiếp thụ văn, là phương tiện chuyển tải và thực hành tri thức. Quan niệm coi trọng lễ , coi nhẹ văn nên việc học tập , nâng cao kiến thức trở nên trì trệ, nền giáo dục lạc hậu…Ngày nay, một số người theo chủ nghĩa thực dụng, coi việc học tập tích lũy kiến thức lấy bằng cấp cao là đủ, coi nhẹ lễ khiến đạo đức xã hội bị suy thoái trên nhiều lĩnh vực.Những quan niệm và thái độ trên đều không đúng
  1. KẾT LUẬN:
  • Câu nói ngắn gọn nhưng đã bao hàm đầy đủ mục đích của nền giáo dục: hoàn chỉnh nhân cách, phát triển tri thức. Mục đích của giáo dục là vì con người nên cần dạy cho con người biết làm người trước khi thành nhân tài.
  • Là những chủ nhân tương lai của đất nước, học sinh cần quyết tâm tu dưỡng bản thân về đức lẫn tài để trở thành những người có tâm hồn cao thượng, nhân hậu, có phong cách văn minh, lịch lãm, có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, có kĩ năng, kĩ xảo trong thao tác….Muốn vậy phải quyết tâm phấn đấu thành con ngoan, trò giỏi, học hỏi không ngừng để đền đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô, xã hội, đáp ứng yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, hòa nhập với nền văn minh nhân loại.

Sưu tầm

Tin tức từ Bộ Giáo Dục

Tin tức - Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo